Vai trò của UBKT Tỉnh ủy trong việc tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
Lượt xem: 816

Công tác kiểm tra, giám sát của đảng luôn được Tỉnh ủy mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tổ chức thực hiện.

Ngày 11/12/2020  Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Đề án số 16-ĐA/TU về nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật  của đảng; bảo đảm sự lãnh đạo của đảng trong công tác đấu tranh phòng,  chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”. Các cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã chủ động xây dựng Kế hoạch để triển khai thực hiện Đề án. Qua gần 2 năm thực hiện Đề án, số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề của từng chủ thể thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tăng cả về số lượng và chất lượng; đơn thư tố cáo, khiếu nại thuộc thẩm quyền của các tổ chức đảng được giải quyết dứt điểm, đúng quy trình; kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm được quan tâm thực hiện tương đối tốt; kỷ luật đảng nghiêm minh, khách quan, đúng người, đúng nội dung vi phạm tạo được niềm tin trong nhân dân. Đạt được kết quả nêu trên, ngoài sự chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt, của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp còn có sự tham mưu tích cực của đội ngũ cán bộ ngành kiểm tra toàn tỉnh, trong đó UBKTTU giữ vai trò chủ đạo. Ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025, UBKT Tỉnh ủy đã chủ động tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ  Tỉnh ủy triển khai quán triệt các văn bản mới của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng; ban hành chương trình công tác kiểm tra, giám sát toàn khóa và từng năm đổi mới ở các nội dung: phân định rõ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy; kiểm tra, giám sát chuyên đề nhiều Đề án của Tỉnh ủy cho cùng 1 đối tượng để đánh giá toàn diện hiệu quả vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy được kiểm tra, giám sát và tránh được việc kiểm tra, giám sát nhiều lần đối với cùng 1 đối tượng; bổ sung một số cuộc kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực mà dư luận xã hội quan tâm như: quản lý biên giới, cửa khẩu, mua sắm trang thiết bị vật tư y tế, giáo dục; phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu giúp Tỉnh ủy ban hành Đề án số 16 trong đó giao chỉ tiêu cụ thể về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chuyên đề cho từng chủ thể; phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình tỉnh xây dựng chuyên mục về công tác kiểm tra, giám sát; giao chỉ tiêu thi đua về viết tin, bài tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát cho CBCC cơ quan UBKT Tỉnh ủy và UBKT các cấp ủy trực thuộc; phối hợp với cấp ủy, UBKT các cấp ủy trực thuộc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kiểm tra cơ sở…

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: có một số cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy cơ sở chưa thực sự quan tâm và nhận thức đầy đủ, sâu sắc vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình về công tác kiểm tra, giám sát; chưa coi công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, dẫn đến chất lượng, hiệu quả có phần còn hạn chế; việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý vi phạm trong nội bộ vẫn là một khâu yếu; còn tình trạng nể nang, né tránh trong công tác kiểm tra, giám sát. Việc phân định nhiệm vụ kiểm tra, giám sát giữa Ban Thường vụ Đảng ủy và Đảng ủy còn chưa được rõ ràng; công tác  kiểm tra, giám sát của các chi bộ thôn, bản còn nhiều hạn chế; việc thực hiện thẩm quyền xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên của Ban Thường vụ Đảng ủy, UBKT Đảng ủy cơ sở mới được bổ sung trong Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng còn nhiều lúng túng, Quy chế làm việc của Đảng ủy, UBKT Đảng ủy cơ sở cũng chưa được kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhiệm vụ được quy định nêu trên. Các kết luận sau kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng có thẩm quyền đã được các tổ chức đảng cơ sở quan tâm thực hiện thông qua việc xây dựng Kế hoạch sửa chữa, khắc phục và báo cáo thực hiện các tồn tại hạn chế đã được kết luận. Tuy nhiên việc đánh giá tiến độ khắc phục những tồn tại, hạn chế chưa được thường xuyên đưa vào nội dung các kỳ họp của cấp ủy; có những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra nhưng việc đề ra các biện pháp khắc phục chưa sát nên vẫn còn tình trạng tái phạm trong những năm tiếp theo (Ví dụ như tồn tại về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; về tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; thu – nộp đảng phí; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ…). Những tồn tại này cần phải được cấp ủy, UBKT các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo, đề ra những giải pháp khắc phục hiệu quả trong thời gian tới./.

Trần Văn Tỏ - UBKT Tỉnh ủy
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập