Một số điểm mới về thi hành kỷ luật trong Đảng theo Quy định số 22-QĐ/TW
Ngày
28/7/2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 22-QĐ/TW “về
công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng” thay thế Quy định số
30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “thi hành Chương VII
và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng”. Trong
đó công tác thi hành kỷ luật trong Đảng nằm ở Chương III, gồm 10 điều, từ Điều
9 đến Điều 18, Quy định 22-QĐ/TW cơ bản kế thừa, tiếp thu các nội dung Quy định
30-QĐ/TW,
nhưng biên tập thành 49 nội dung, 10 điều, từ Điều 9 đến Điều 18 và bổ sung
thêm 11 nội dung mới.

Ảnh hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào
Cai lần thứ 6 quán triệt, triển khai Quy định số 22-QĐ/TW
Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng được quy định tại Điều 9. Khoản
4 có 01 nội dung mới đó là “Nếu hết thời
hiệu thì không xem xét, xử lý kỷ luật”, lý do xây dựng nội dung mới này để
quy định rõ thực hiện việc xem xét thi hành kỷ luật Đảng theo thời hiệu. Khoản 5
“Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc việc xử
lý bằng pháp luật và ngược lại và bổ sung thêm nội dung trừ trường hợp có quy định khác”, quy định này là để giải quyết xử
lý những trường hợp Điều lệ Đảng yêu cầu thi hành kỷ luật, nhưng pháp luật, quy
định của chính quyền, đoàn thể không yêu cầu xử lý. Khoản 7 quy định rõ đảng viên vi phạm đang
nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật, quy định này
là để đảm bảo tính nhân đạo, đồng bộ quy định của Đảng với quy định của pháp
luật trong một số trường hợp không xử lý người vi phạm đang nuôi con nhỏ dưới
12 tháng tuổi.
Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm tại Điều 11, so với Quy
định số 30-QĐ/TW nội dung này nằm ở phần II quy định thực hiện tại Điều
35, Quy định số 22-QĐ/TW cơ bản kế thừa, tiếp thu các nội dung Quy
định số 30-QĐ/TW xây dựng thành Điều 11 và bổ sung thêm 02 điểm mới: Khoản 1 đối với Chi bộ Mục 1.1, bổ sung nội dung
vi phạm tự diễn biến, tự chuyển hoá “Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo
đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy
cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống,
"tự diễn biến", "tự chuyển
hoá", sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do
cấp trên giao)”. Đối với kỷ luật đảng
viên của cấp ủy Mục 1.3, nêu rõ“Ban thường vụ đảng uỷ cơ sở quyết định
khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ (kể cả đảng viên là cán bộ thuộc
diện cấp uỷ cùng cấp quản lý nhưng không phải cấp uỷ viên cùng cấp hoặc cán bộ
thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý)”. Khoản 2 về thẩm quyền của ủy ban kiểm
tra các cấp Mục 2.1 “Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở quyết định hình thức
kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ (kể cả cấp uỷ viên chi
bộ, cấp uỷ viên đảng uỷ bộ phận, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý
nhưng không phải cấp uỷ viên cùng cấp)”.
Điều 12. Thẩm quyền thi hành kỷ
luật tổ chức đảng vi phạm, so với Quy định số 30-QĐ/TW nội dung này nằm ở
phần II quy định thực hiện Điều 35, Quy định số 22-QĐ/TW cơ bản kế thừa,
tiếp thu các nội dung Quy định số 30-QĐ/TW xây dựng thành Điều 12 và bổ
sung thêm 01 điểm mới, về thẩm quyền kỷ luật tổ chức đảng của ủy ban kiểm tra Khoản
2 quy định “Ủy ban kiểm tra các cấp xem xét, kết luận, đề xuất với
cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy trong việc xử lý kỷ luật tổ chức đảng cấp dưới
trực tiếp; quyết định hình thức kỷ luật
khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng trực thuộc cấp ủy cấp dưới”, như vậy ủy ban kiểm tra các cấp quyết định hình thức kỷ luật khiển trách,
cảnh cáo tổ chức đảng trực thuộc cấp uỷ cấp dưới, quy định này mở rộng thẩm quyền
kỷ luật tổ chức đảng của ban thường vụ
đảng uỷ, uỷ ban kiểm tra cơ sở.
Trình tự xem xét, quyết định thi hành kỷ luật được quy định tại Điều
13, so với Quy định số 30-QĐ/TW nội dung này nằm ở phần II quy định thực
hiện tại Điều 38, 39 Điều lệ Đảng, Quy định số 22-QĐ/TW cơ bản kế thừa,
tiếp thu các nội dung Quy định số 30-QĐ/TW xây dựng thành Điều 13 và bổ
sung thêm 02 điểm mới: Khoản 1 “Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ
chức đảng có thẩm quyền quyết định kỷ luật nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện
tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (kèm
theo bản tự kiểm điểm) khi tổ chức đảng có thẩm quyền họp xem xét, quyết định
kỷ luật” so với Quy định số 30-QĐ/TW có thêm nội dung “Hoặc đại diện tổ
chức đảng vi phạm, đảng viên vi phạm có thể trình bày ý kiến trực tiếp với tổ
chức đảng có thẩm quyền tại hội nghị xem xét, quyết định kỷ luật”, quy
định này cho phép, trước khi xử lý kỷ luật tổ
chức đảng, đảng viên có thể báo cáo, giải trình vi phạm tại hội nghị của tổ
chức đảng cấp trên để cấp ủy cấp trên xem xét hiểu rõ mức độ vi phạm trước khi
quyết định mức xử lý vi phạm. Khoản 2, Mục 2.4, đảng viên sinh hoạt đảng tạm
thời, nếu vi phạm kỷ luật thì cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời có trách
nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật tới mức cảnh cáo. Sau khi xử lý kỷ luật phải thông
báo bằng văn bản cho cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt chính thức biết, so với Quy
định số 30-QĐ/TW, Quy định số 22-QĐ/TW
đã gộp các nội dung “Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời vi phạm kỷ luật ở
nơi sinh hoạt tạm thời, thì cấp uỷ nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời có trách
nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật tới mức
cảnh cáo. Sau khi xử lý kỷ luật phải thông báo bằng văn bản cho cấp uỷ nơi đảng
viên sinh hoạt chính thức biết.” và “Trường hợp đảng viên có vi phạm ở tổ chức
đảng sinh hoạt chính thức, sau khi chuyển sinh hoạt đảng tạm thời mới bị phát
hiện thì do cấp uỷ nơi quản lý chính thức đảng viên đó xem xét, xử lý kỷ luật”
về cùng 01 mục và quy định thành đảng viên vi phạm tại thời điểm trước khi
chuyển đến sinh hoạt tạm thời hoặc vi phạm tại tổ chức đảng sinh hoạt tạm thời
đều do tổ chức đảng nơi đảng viên tham gia sinh hoạt tạm thời xem xét xử lý vi
phạm. Quy định này đã đảm bảo thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm
xử lý kỷ luật giữa tổ chức đảng nơi đảng
viên sinh hoạt đảng chính thức và sinh hoạt đảng tạm thời.
Trình tự, thủ tục, cách thức bỏ
phiếu thi hành kỷ luật được quy định tại Điều 15, Khoản 3 cách tính số phiếu
biểu quyết Mục 3.5. Một nửa hay hai phần ba quy định ở trên được tính trên tổng
số đảng viên chính thức hoặc thành viên có quyền biểu quyết của tổ chức đảng,
không tính trên số thành viên có mặt trong cuộc họp: Ở chi bộ là tổng số đảng
viên chính thức (trừ số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đảng viên đã được
giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác và đảng viên đã được miễn công
tác, sinh hoạt đảng không có mặt tại cuộc họp); so với Quy
định số 30-QĐ/TW có thêm nội dung “nếu đảng viên được giới thiệu sinh hoạt tạm thời, đảng viên đã được
miễn công tác, sinh hoạt đảng đó có mặt ở cuộc họp, tham gia biểu quyết thì vẫn
tính”, quy định này cho phép đảng viên được giới thiệu sinh hoạt tạm thời,
đảng viên đã được miễn công tác, sinh hoạt đảng có mặt ở cuộc họp được quyền
biểu quyết.
Về thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm pháp luật được quy
định tại Điều 17, so với Quy định 30 bổ sung thêm kết luận của cơ quan thanh
tra, kiểm toán. Cụ thể: Khoản 2 “Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm
giam hoặc do cơ quan thanh tra, kiểm toán cung cấp nội dung vi phạm
pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền chủ động, kịp thời kiểm tra, kết luận và
xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý, không chờ kết
luận hoặc tuyên án của toà án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm
toán; không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới
xem xét, xử lý kỷ luật. Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòa án hoặc
kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán, nếu thấy cần thiết, tổ chức đảng
có thẩm quyền kỷ luật, xem xét lại việc kỷ luật đảng đối với đảng viên đó”.
Khoản 3 đảng viên có vi phạm bị truy nã thì tổ chức đảng có thẩm quyền quyết
định khai trừ hoặc xoá tên trong danh sách đảng viên (đối với đảng viên dự bị),
không phải theo quy trình thi hành kỷ luật.
Có thể nói những điểm mới về thi hành kỷ luật trong Đảng theo Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng “về công tác kiểm
tra, giám sát và kỷ luật của Đảng” là rất quan trọng, các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp, các cơ quan tham
mưu giúp việc cấp ủy, đảng viên cần nghiên cứu kỹ để triển khai thực hiện, vận
dụng vào công tác thi hành kỷ luật trong Đảng, của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban
kiểm tra.